Vị khách quý - Giáo sư Chu Hảo - Nguyên Thứ Trưởng Bộ Khoa học và công nghệ đến thăm phòng khám kinh 7

 
 SINH HOẠT PHÒNG KHÁM NHÂN ĐẠO ĐÔNG Y KINH 7
 
 TRONG 23 NĂM QUA
 
 

 
TẠI BUỔI TỌA ĐÀM VỚI GS.CHU HẢO, NGUYÊN THỨ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, GIÁM ĐỐC NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC
 
  
 
I.                  LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Vị sáng lập phòng khám nhân đạo là linh mục lương y Nguyễn Đức Thịnh, một con người rất thao thức với việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân nghèo vùng sâu vùng xa. Ngài đã mất cách nay hai tháng.
Từ những năm đầu của thập niên 80, hoàn cảnh đất nước khó khăn, thuốc thang chữa bệnh khan hiếm, người nghèo bệnh tật nhiều, không có điều kiện chữa bệnh. Đứng trước nỗi đau khổ bệnh tật của người nghèo vùng sâu, vùng xa, Lm Nguyễn Đức Thịnh luôn trăn trở làm sao có thể giúp bệnh nhân nghèo sớm hồi phục sức khoẻ để lao động sản xuất. Với thao thức đó, Lm Thịnh cùng vài người thiện chí quyết tâm đi học đông y, tự nghiên cứu nền y học cổ truyền ngàn năm của dân tộc. Sau  4-5 năm miệt mài học tập, Lm Thịnh và nhóm bạn áp dụng điều trị cho những bệnh nhân nghèo trong ấp. Kết quả chữ trị bệnh thông thường và bệnh mãn tính khá hiệu quả, bệnh nhân khoẻ mạnh lại, rất phấn khởi và số lượng bệnh nhân đến ngày càng đông.
Trước tình hình này, năm 1991, Linh mục Nguyễn Đức Thịnh trình bày với lãnh đạo huyện hội CTĐ Tân Hiệp để xin ý kiến và tìm cách phục vụ bệnh nhân nghèo tốt hơn. Các đồng chí huyện hội CTĐ rất nhiệt tình ủng hộ sáng kiến này và giúp đỡ làm vài gian nhà lá cho bệnh nhân ở xa nằm nghỉ, và bắt đầu chính thức đăng ký hoạt động khám chữa bệnh từ thiện nhân đạo theo tôn chỉ Hội CTĐ.
Từ đó đến nay, trải qua 23 năm phục vụ bệnh nhân nghèo, vượt qua bao nhiêu gian khó , Phòng khám Nhân đạo vẫn sinh hoạt đều đặn. Phòng khám rất vui mừng  được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là Sở-phòng y tế, Tỉnh hội-huyện hội CTĐ luôn động viên, khuyến khích và chỉ đạo đường hướng, cùng sự giúp đỡ các mạnh thường quân trong và ngoài nước. Phòng khám  từng bước sửa chữa nâng cấp, mua sắm y cụ, máy móc hiện đại và củng cố nhân sự, kêu gọi nhiều thành phần tôn giáo tiếp tay giúp đỡ. Từ đó đến nay, phòng khám đạt được  thành quả nhất định như sau:
II.                CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ Y Tế:
          Phòng khám có các khu như : khu khám bệnh, khu điều trị, khu cận lâm sàn, khu phục hồi chức năng, Khu nắn chỉnh Cột Sống theo phương pháp Chiropractic, khu chế biến thuốc đông dược, khu trồng dược liệu, khu nghỉ cho nhân viên nội ngoại trú, khu nghỉ dưỡng cho bệnh nhân, khu ẩm thực-hậu cần, khu vệ sinh. Tất cả đều ngăn nắp gọn gàng.
          Trang thiết bị:
Khoa lâm sàng : Các máy chuyên về lĩnh vực Đông y như : máy từ trường, máy sóng ngắn, máy laser (bán dẫn+ nội mạch ), máy kích thích điện cơ liệt, máy cân bằng ion, máy từ châm, máy điện châm, và hệ thống dụng cụ phục hồi chức năng khá đầy đủ so với các bệnh viện y học cổ truyền khác.  
Khoa cận lâm sàng : máy điện tim, máy siêu âm, máy X-Quang, máy thử đường huyết.
 * Ngoài ra, phòng khám rất quan tâm đến việc ăn-uống của bệnh nhân nghèo. Vì thế, PK làm Nhà Bếp với 10 người phục vụ nấu ăn và hệ thống nước giếng và nước mưa phục vụ cho sinh hoạt bệnh nhân khá sạch sẽ. Để cung cấp thông tin cho người bệnh ở xa, phòng khám lập một website. Nhờ đó, nhiều bệnh ở xa, thận chí cả Việt kiều đến chữa bệnh chỗ PKNĐ nhờ Website này.









III. NHÂN SỰ
          Hằng ngày có 37 nhân viên phục  vụ nơi đây, gồm có 01 bác sĩ đông y, 01 Bác sĩ tây y, 7 y sĩ, 12 lương y, 5 Ktv VLTL, 2 Ktv x-quang, 4 lương dược, 2 nhân viên văn phòng, 2 bảo vệ, tất cả những người này đã được đào tạo bài bản từ lý thuyết đến thực hành tại các trường đại học, cao đẳng y tế. Anh chị em phục vụ nơi đây theo tinh thần: Thầy thuốc lấy y đức làm nhân bản - Lấy bệnh nhân là trung tâm - Lấy xã hội để phục vụ-Lấy khoa học làm nền tảng, và lấy lời Bác trong thư gửi cán bộ y tế ra thực hành “Phải coi bệnh nhân như người nhà ruột thịt của mình” và tinh thần đại đoàn kết dân tộc của cương lĩnh  MTTQVN. Anh em đều có cái tâm phục vụ bệnh nhân nghèo. Vì thế, không ai đòi hỏi tiền lương cao để đảm bảo sinh hoạt cuộc sống mà chỉ muốn góp phần để phục vụ bệnh nhân nghèo sớm hồi phục sức khoẻ và ổn định đời sống.
          Để công việc khám chữa bệnh hiệu quả hơn với chất lượng cao hơn. Phòng khám không chỉ quan tâm đến nâng cao trình độ chuyên môn mà còn  đến y đức và cung cách phục vụ của nhân viên:
          + Về y đức: Phòng khám thường có những buổi hướng dẫn, học hỏi về đạo đức, nhân bản của người thầy thuốc cho anh chị em nhân viên để giúp họ có tinh thần và cung cách  phục vụ bệnh nhân như mẹ hiền.
Về chuyên môn: Hằng năm, phòng khám mời bác sĩ có chuyên môn cao ở trong hoặc ngoài nước đến giảng dạy, tập huấn cho anh chị em nhân viên. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu nhân phục vụ, phòng khám luôn gởi người đi học nâng cao tại các trường đại học, cao đẳng trong nước. Hiện tại có: 1 người học bác sĩ  ở Hà Nội và 2 người học y sĩ ở Cần Thơ,  01 người học y sĩ ở Kiên giang. Phòng khám có phòng đọc sách giúp nhân viên có tài liệu tự học tập nghiên cứu thêm chuyên môn.
IV.            ĐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ
          Phần lớn các bệnh nhân nghèo đến từ các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và  một số đến từ các tỉnh lân cận như Bình Dương, Bình Phước, Kontom, Đắk Lắk, Vũng  Tàu,Tp.HCM, thậm chí có cả việt kiều  ở nước ngoài cũng đến điều trị.
          Mỗi ngày khám và điều trị cho khoảng 200 bệnh nhân (vừa bệnh nhân mới lẫn bệnh nhân cũ). Đa số họ điều trị nội trú và một số ít điều trị ngoại trú.
          Bệnh nhân nghèo được rất nhiều ưu đãi như:  Thức Ăn-nước uống–gường nghỉ-điện nước miễn phí hoàn toàn. Có 10 Anh em tôn giáo bạn phụ trách nấu ăn cho khoảng 400 người (bệnh nhân và người nuôi) hàng ngày như sáng: nước sôi và cháo; trưa và chiều: cơm và thức ăn.
Bệnh nhân được miễn 90% phí điều trị. Các  bộ môn đông y đều được áp dụng điều trị nơi đây với giá 10 % so với BV nhà nước. Ví dụ: châm cứu ở bệnh viện công 1 lần  là 30 ngàn đồng, ở đây chỉ 3 ngàn đồng, phục hồi chức năng ở bệnh viện công 40 ngàn đồng 1 lần, ở đây chỉ có 4 ngàn đồng, Sóng ngắn ở BV công là 50 ngàn đồng, ở đây 5 ngàn…Các xét nghiệm cận lâm sàng chỉ lấy 50% so với giá ngoài, vì phải mua dụng cụ hóa chất.
Về  thuốc điều trị: Bệnh nhân được hưởng mức ưu đãi giá gốc của các công ty. Thuốc bắc, thuốc hoàn, thuốc đông dược được các công ty dược cung cấp với giá ưu đãi và phòng khám bán giá gốc như: 1thang thuốc bắc bên ngoài giá 70 ngàn đồng, ở đây chỉ 50 ngàn đồng, 1 lọ thuốc đông dược ở ngoài 50 ngàn đồng, ở đây 45 ngàn đồng.  
          Những bệnh nhân rất nghèo, gia đình chính sách, PK miễn phí hoàn toàn, thậm chí còn cho tiền khi ra về, hoặc khi chuyển đi bệnh viện khác lúc bệnh trở nặng, hoặc quá khả năng điều trị của phòng khám.
Đặc biệt, Phòng khám còn quan tâm đến điều trị tâm lý cho bệnh. Vì thế, phòng khám trang bị một sân khấu ngoài trời và một dàn nhạc để phục vụ văn nghệ hát với nhau mỗi tháng 1-2 lần, với mục đích giúp bệnh nhân thư giãn, vui vẻ quên đi những đau đớn phiền muộn và góp phần cải thiện bệnh nhanh hơn.





 Đại diện Phòng Khám, Bs. Phạm Vũ Thụy đọc báo cáo sinh hoạt phòng khám




V.  HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
          Phòng khám đánh giá tính hiệu quả của sinh hoạt Phòng khám dựa vào một số yếu tố sau:
1.     Yếu tố Thời gian: Thời gian là thước đo để đánh giá tính hiệu quả và sự sống còn của một hoạt động. Phòng khám đã sinh hoạt suốt 23 năm qua. Đây là thời gian đủ dài để nói lên sức sống và hiệu quả đích thực của nó. Cụ thể hơn về mặt chuyên môn: Mỗi năm có  thanh tra sở  y tế đến kiểm tra chuyên môn và kiểm định chất lượng điều trị, mỗi lần đến, thanh tra đánh giá phòng khám nhân đạo làm việc khá logic và khoa học, đúng với chuyên môn.
2.     Yếu tố Số lượng bệnh nhân: Nếu sinh hoạt phòng khám không hiệu quả thì có lẽ không bệnh nhân nào đến chỗ này. Trái lại, bệnh nhân đến ngày càng đông, từ khắp các tỉnh trong và ngoài khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
3.     Yếu tố hợp tác: Trường Cao đẳng y tế (Kiên giang, Cần thơ) gởi sinh viên xuống thực tập nơi đây. Họ cho rằng nơi đây làm việc bài bản logic, lại còn đông bệnh nhân và có nhiều máy móc Đông Y hiện đại để sinh viên tham khảo và thực hành.  Đây cũng là một niềm vinh dự cho phòng khám, được các trường Cao đẳng y tế tin tưởng và đem sinh viên của họ đến học tập và thực hành tại phòng khám.
4.     Yếu tố truyền thông: Giới truyền thông Địa phương (Kiên giang) cũng như Trung ương (VTV1) đã nhiều lần đưa sinh hoạt phòng khám lên truyền hình để giới thiệu cho nhiều bệnh nhân nghèo được biết. Đây không phải là hình thức quảng cáo, mà theo phòng khám nghĩ giới truyền thông muốn giới thiệu mô hình hoạt động từ thiện thiết thực, hữu ích cho bệnh nhân nghèo. Đây cũng là yếu tố làm cho phòng khám tự tin hơn, và khẳng định tính hiệu quả  sinh hoạt phòng khám.
5.     Yếu tố khách đến thăm: Phòng khám nhân đạo đón rất nhiều khách cá nhân cũng như tổ chức trong và ngoài nước đến thăm. Các đoàn từ Địa phương đến Trung ương, thuộc giới lãnh đạo cũng như giới chuyên môn, họ đến thăm và làm việc nơi đây. Họ tâm đắc mô hình sinh hoạt của phòng khám và đề nghị chính quyền Địa phương các tỉnh nhân rộng mô hình này ra để phục vụ đồng bào nghèo, vùng sâu vùng xa. Năm 2008, Trung ương hôi chữ thập đỏ cũng đến thăm phòng khám. Vì thế, lượng khách đến thăm cũng là một yếu tố khách quan để khẳng định tính hiệu quả của phòng khám.
6.     Yếu tố cộng tác: Hiện tại có 4 tôn giáo bạn: Cao đài, Hòa hảo, Phật giáo và Tin lành, đang phục vụ việc bác ái từ thiện nơi đây. Các tôn giáo nhận thấy phòng phám là nơi mở rộng vòng tay đón bệnh nhân nghèo đến điều trị. Họ muốn góp phần xoa dịu nỗi đau khổ của người bệnh. Vì thế, họ đến cùng gánh vác sẻ chia với phòng khám để phục vụ bệnh nhân nghèo vùng sâu vùng xa. Với phương châm “cứu khổ giúp đời, tạo lập công phúc đời sau”.
7.     Yếu tố đóng góp cho xã hội :
       *  Hàng năm, Phòng khám Nhân Đạo tiếp nhận 15.105 lượt bệnh nhân đến điều trị, với kết quả điều trị: Khoảng 70% bệnh nhân hồi phục,  họ có thể hòa nhập cộng đồng, tự sinh hoạt và lao động lại được. Khoảng15% chỉ thuyên giảm, bệnh nhân cải thiện được chất lượng cuộc sống. Khoảng 10% không thuyên giảm và 5% bệnh trở nên nặng hơn, phải chuyển đi bệnh viện khác.
* Trong 23 năm sinh hoạt, tổng số tiền miễn phí là: 63.394.994.000 đồng, như vậy mỗi năm trung bình phòng khám làm từ thiện trên 2,7  tỉ đồng. Bên cạnh đó, phòng khám đaàu tö cô sôû vaät chaát, mua saém caùc y cụ,ï caùc xe chuyeân duøng,đcho nhaân söï ñi hoïc trên 20tỷ đồng.













 Bs. Thầy Thuốc Nhân Dân Bùi Văn Truyện phát biểu

 

VI. ĐỊNH HƯỚNG SINH HOẠT TƯƠNG LAI CỦA PHÒNG KHÁM NHÂN ĐẠO
Với tầm hình về chăm sóc sức khỏe của Nhà Nước ta đến năm 2030 là “Dân giàu-Nước mạnh-Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong bối cảnh đó, nhân dân  là chủ đất nước, con người là trung tâm của mọi chính sách xã hội. Ngành y tế bảo đảm chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngang tầm với các nước tiên tiến khu vực. Hoà chung với tầm nhìn đó, Phòng Khám Nhân Đạo Kinh 7 mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình để chăm sóc, hỗ trợ cho các bệnh nhân nghèo đến khám chữa bệnh nơi đây.
Phương hướng hoạt động của Phòng Khám trong 3 năm tới là quyết tâm đạt được những thành quả sau:
1. Về mặt Sinh hoạt:
- Phòng khám quyết tâm khám chữa bệnh theo sự hướng dẫn chỉ đạo của ngành y tế để chăm sóc bệnh nhân tích cực hơn.
- Tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo do Hội CTĐ và MTTQVN phát động.
- Cộng tác với UB Bác Ái XH Caritas Gp. Long Xuyên để phục vụ bệnh nhân nghèo tốt hơn.
- Nâng cao tay nghề cho các lương y bằng các khoá tập huấn ngắn hạn và gửi đi học các khóa nâng cao.
2. Về mặt sức khỏe cộng đồng:
- Tập thể PK nỗ lực phổ biến và nâng cao kiến thức sức khỏe cho cộng đồng để họ biết cách phòng bệnh tật. Nhất là phổ biến các phương pháp phòng và chữa bệnh đơn giản, hiệu quả và giảm chi phí cho bệnh nhân.
- Áp dụng các thành quả của phương pháp nắn chỉnh cột sống(Chiropractic theray) để chữa bệnh cột sống, giáo dục sức khoẻ, nâng cao ý thức cho bệnh nhân về phòng và chữa bệnh liên quan đến cột sống lưng và cổ để giảm mức độ tàn phế cho người bệnh.
3. Về cơ sở vật chất phục vụ bệnh nhân:
- Xây dựng hệ thống cung cấp nước sinh hoạt sạch cho bệnh nhân. Hệ thống xử lý nước tinh khiết.
- Lắp đặt vô tuyến truyền hình cho bệnh nhân theo dõi tin tức của các kênh truyền hình quốc gia và địa phương.
- Nâng cấp và sửa chữa nhà vệ sinh chung dành cho bệnh nhân.
- Nâng cấp và bảo trì các khu phòng dùng trong việc khám chữa bệnh.
- Xây dựng khu công viên với các dụng cụ tập thể dục ngoài trời thích hợp cho người bệnh và người nuôi bệnh.
- Xây dựng khu ăn uống với bàn ghế thích hợp cho người bệnh.
Kết luận
   Sau 23 năm phục vụ, với sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở và phòng y tế, hội CTĐ, chính quyền địa phương, Phòng khám Nhân đạo đã và đang phục vụ công tác khám chữa bệnh từ thiện cho bệnh nhân nghèo một cách thiết thực.
 Thành quả phục vụ  từ thiện mỗi năm trên 2,7 tỉ đồng, tuy chỉ là con số khiêm tốn. Nhưng chúng tôi thiết nghĩ nó giúp ích thiết thực cho rất nhiều bệnh nhân nghèo vùng sâu vùng xa. Đồng thời góp phần với Nhà Nước trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, nhất là bệnh nhân nghèo khổ vùng sâu vùng xa.





 Cha Đại Diện Nguyễn Văn Việt phát biểu





 



 
 
 
 
 
 
 

 Giáo sư Chu Hảo


 

 
 
Bs. Kim Loan phát biểu
 
 
 
 


 
Kinh 7, ngày 01/05/2014
                            Bs. Phạm Vũ Thụy

 

Phòng khám Nhân đạo Kinh 7 và 26 năm thành lập phòng khám
Phòng khám Nhân đạo Kinh 7 và 26 năm thành lập phòng khám
Bệnh Xá Tình Thương Kinh 7, mừng kỷ niệm 25 năm thành lập
Bệnh Xá Tình Thương Kinh 7, mừng kỷ niệm 25 năm thành lập
Thư kêu gọi: cứu trợ lũ lụt Miền Trung của TGM Long Xuyên
Thư kêu gọi: cứu trợ lũ lụt Miền Trung của TGM Long Xuyên
Kinh 7 Hướng Về Miền Trung
Kinh 7 Hướng Về Miền Trung
GP.VINH: Đức Giám mục Phaolô viếng thăm và cứu trợ đồng bào vùng bị lũ lụt tại Quảng Bình
GP.VINH: Đức Giám mục Phaolô viếng thăm và cứu trợ đồng bào vùng bị lũ lụt tại Quảng Bình
Page 1 of 2 (17 items)
Prev
[1]
2
Next